Người tham gia BHXH tự nguyện chẳng may qua đời thì thân nhân được hưởng 2 chế độ cơ bản là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần (Ảnh minh họa: BHXH TPHCM).
Theo BHXH Việt Nam, trường hợp người lao động tham gia BHXH tự nguyện qua đời sẽ được hưởng 2 chế độ là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần.
Trợ cấp mai táng đối với người lao động đang tham gia BHXH tự nguyện mà qua đời được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 80 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên mà qua đời thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng. Mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết.
Trường hợp mẹ của anh Phong mới tham gia từ tháng 11/2022 đến tháng 3/2024, có 16 tháng đóng BHXH. Do đó, trường hợp này chưa đủ điều kiện để giải quyết trợ cấp mai táng.
Trợ cấp tuất một lần đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 81 của Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, trường hợp người lao động đang đóng BHXH, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.
Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH.
Cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Như vậy, trường hợp mẹ anh Phong tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 11/2022, sau cột mốc năm 2014 nên mỗi năm tham gia BHXH sẽ được hưởng trợ cấp tuất một lần bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định tại Khoản 2 Điều 79 Luật BHXH năm 2014.
Theo đó, mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.
Ngoài ta, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
" alt=""/>Tiền tuất khi người tham gia bảo hiểm tự nguyện qua đờiCông lao một đời hy sinh nuôi con nên vóc nên hình của cha mẹ bỗng hóa hư vô, còn lại đó là thực tại mỗi ngày phải đối diện với chuyện bực mình và nỗi bức xúc. Khi cha mẹ hóa thành “cái gai trong mắt” của con cái thì lời lẽ và hành động bạo hành xảy ra là lẽ tất nhiên.
Gương xấu về hành vi ngược đãi, bạo hành cha mẹ già yếu đầy ra đó. Vậy mà tấm lòng yêu thương và lặng thầm hy sinh của bậc sinh thành trao trọn cho con cái khó mà hao hụt. Bản thân tôi vẫn nguyện sống vì con, sống cho con và chưa bao giờ thấy chênh chao chuyện thương con ít lại một tí, cho con ít lại một tẹo để dành riêng cho mình lúc về già.
Và những người quanh tôi cũng thế, một lòng một dạ nuôi nấng, dạy dỗ con cái chẳng tiếc thứ gì. Đất đai nhà cửa chia đều cho con, tài sản tích cóp cũng dần dà dấm dúi cho con mỗi khi con cái làm ăn thất bại. Ngay cả tiền lương hưu cũng xén bớt gửi sang nuôi cháu. Rồi những ngày tháng tuổi già đáng lẽ an yên sau một thời thanh xuân vất vả nuôi con khôn lớn, dựng vợ gả chồng giờ lại quanh quẩn giữ cháu, chăm sóc cháu, đón đưa cháu tới trường…
“Vòng đời” của cha mẹ Việt chúng ta bao đời đã thế. Đổi lại những hy sinh lặng thầm ấy là nỗi chờ mong con cháu hiếu thuận, chăm sóc lúc cha mẹ về già.
Nhưng truyền thống gia đình hai, ba thế hệ của người Việt đang lung lay. Nhiều cặp vợ chồng trẻ cưới nhau xong lại rón rén đến quyết liệt đòi “ra riêng”, bỏ mẹ cha già trong ngôi nhà trống huếch trống hoác. Chúng ta có thể giữ rịt con cháu trong ngôi nhà đó không? Tôi nghĩ là rất khó, nếu giữ được thì có lẽ cũng chẳng thể quản được ước vọng dắt díu nhau lập tổ ấm riêng lẻ luôn len lỏi trong suy nghĩ của bọn trẻ!
Thêm vào đó là những đổi thay trong nếp sống, nếp nghĩ của thế hệ trẻ giữa vô vàn biến động của cuộc sống hiện đại khiến hiếu đạo dần thay đổi. Nhiều người xem việc phụng dưỡng cha mẹ già chỉ đơn thuần là gửi ít tiền hàng tháng rồi bỏ mặc cha mẹ xoay sở với nỗi buồn hiu quạnh. Nhiều người thản nhiên mượn cớ nghèo, khổ, khốn khó để phân bua và so bì tị nạnh chuyện phụng dưỡng cha mẹ với anh em…
Người già ở nước ta đang thật sự yếu thế, cô độc và lẻ loi trong nhịp sống ngày càng nhanh và vội hiện nay. Chính vì vậy, kiến nghị của tác giả Văn Vĩnh rất đáng suy ngẫm: Cha mẹ lúc trẻ bớt yêu con, về già được tự do, hạnh phúc!
Nhưng để “đánh thức” bậc sinh thành thoát khỏi quan niệm hy sinh tất thảy cho con đã ăn sâu mọc rễ qua nhiều thế hệ, thiết nghĩ chúng ta cần phải có một chiến lược lâu dài nhằm đảm bảo an sinh cho người già. Đó là phải tăng cường các chế độ phúc lợi xã hội dành cho người cao tuổi, mở rộng và hoàn thiện hệ thống viện dưỡng lão, các dịch vụ chăm sóc người già…
Dù giàu hay nghèo, mỗi người cũng cần phải suy nghĩ nghiêm túc về cuộc sống lúc lẩn thẩn nhớ nhớ quên quên lúc về già của mình để mà chuẩn bị ngay từ lúc còn thanh xuân.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi suy nghĩ của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: [email protected]. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn. |
Sự việc cô con gái ở Long An đánh đập mẹ già xôn xao báo chí mấy ngày qua chắc chắn là một hành vi đáng lên án cả về góc độ luật pháp lẫn đạo đức.
" alt=""/>Cần suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề an sinh cho người già![]() |
Tấm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí ở cây xăng làm dân mạng nức lòng |
Ông Lính chia sẻ, trạm xăng dầu này ra đời năm 2017. Thời điểm đó, ông thấy nhiều du khách đến An Giang tham quan, du lịch thiếu nơi đi vệ sinh sạch sẽ nên ông nảy sinh ý tưởng xây dựng 10 phòng vệ sinh khang trang và làm bảng thông báo đi vệ sinh miễn phí mà không cần hỏi hay đổ xăng.
Khu nhà vệ sinh sạch sẽ được ông Lính xây dựng phục vụ miễn phí cho tất cả mọi người |
Đến nay, ông Lính có 3 cây xăng: 2 cây đặt ở huyện Châu Thành, 1 cây đặt huyện Tịnh Biên, và cả 3 đều có những tấm bảng thông báo như trên.
Theo ông, tâm lý của những người đi đường khi có nhu cầu đi vệ sinh hay rửa mặt thì vào quán nước, quán ăn hay cây xăng dọc đường.
“Tuy nhiên, khi vô quán thì phải ăn uống mới đi vệ sinh được. Cây xăng cũng vậy, ghé vào phải đổ xăng mà có khi nhà vệ sinh có khi không được sạch sẽ lắm... Tôi thấy bà con gặp nhiều bất tiện, phiền toái, nhất là người già và phụ nữ, nên quyết định làm nhà vệ sinh miễn phí”, ông Lính nói.
Tấm biển: Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi, khỏi mua xăng dầu... |
Phòng vệ sinh dành tiên cho người già và người tàn tật |
Theo quan sát, xung quanh cây xăng của Lính có rất nhiều bảng thông báo dành cho người đi đường như: “Nhà vệ sinh nam - nữ, đi tự do không cần phải hỏi; khỏi mua xăng dầu, chạy xe vô luôn; có phòng ưu tiên cho người già và người tàn tật.
Mời quý khách rửa tay, rửa mặt và tắm cho mát rồi hãy đi. Xin quý khách đừng bồi dưỡng tiền cho nhân viên. Miễn phí tất cả”.
Đặc biệt, nhà vệ sinh được thiết kế riêng và ưu tiên cho người già, tàn tật. Ngoài ra, trong nhà vệ sinh còn trang bị vòi tắm... phục vụ tài xế hoặc người đi đường. Các phòng vệ sinh đều được nhân viên dọn dẹp sạch sẽ.
Ông Lính đặt tấm biển nhắc nhở nhân viên phải lấy ghế mời khách đứng chờ xe, đợi mưa... |
Ngoài ra, ông Lính còn treo nhiều tấm bảng với những câu triết lý về đời sống, khuyên răn người trẻ báo hiếu cha mẹ, ông bà...
“Đừng có hại nhân viên của tôi bằng cách cho tiền bồi dưỡng dưới mọi hình thức, vì ai gặp tiền cũng ham. Nếu nhân viên của tôi vi phạm, sẽ bị buộc cho nghỉ việc. Mong quý ông bà và khách hàng thông cảm cho”, - tấm biển tại cây xăng của ông Lính.
Ông Lính, mong khách hàng đừng cho tiền nhân viên của trạm dưới mọi hình thức |
Ông Lính còn mở quán ăn chay phục vụ mọi người với giá 10.000 đồng |
Ông Lính còn yêu cầu nhân viên, khi khách đến chờ xe để đi, chờ người thân quen hoặc đục mưa, phải lấy ghế cho khách ngồi, lấy nước cho khách uống và phải nhã nhặn, vui vẻ, lịch sự.
Để du khách có nơi dừng chân lịch sự, sạch sẽ, có thể thư giãn sau một quãng thời gian di chuyển, được ăn, uống thoải mái... ông Lính còn mở thêm quán ăn chay phục vụ với giá 10.000 đồng/phần ăn.
Nhân viên đều được ông Lính căn dặn ăn mặc lịch sự, nói chuyện tế nhị.
Mười lăm năm qua, ông Việt (50 tuổi) rong ruổi trên chiếc xe máy làm shipper miễn phí thực phẩm từ các tiểu thương gửi tặng cho bếp ăn từ thiện và nhiều ngôi chùa ở Cần Thơ.
" alt=""/>Chuyện sau tấm bảng 'mời khách đi vệ sinh, tắm miễn phí' ở miền Tây